Sunday, June 1, 2014

Quy trình bảo trì đàn piano

Đàn piano được cấu tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau như gỗ, thép, nỉ … nên sự thay đổi của khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nó. Mặt khác, cũng giống như một cỗ máy cơ học, độ hao mòn tùy thuộc vào việc sử dụng nhiều hay ít.
 
Việc bảo trì gồm 4 bước chính như sau:


Bước 1: Làm vệ sinh bên trong và bên ngoài thùng đàn (Cleaning)

Bụi bặm lâu ngày chứa đựng trong thùng đàn là một trong những nguyên nhân gây nên những sự cố khi ta chơi đàn. Ngoài ra, việc làm vệ sinh thường xuyên còn giúp ta ngăn ngừa những loại côn trùng gặm nhấm gỗ, nỉ … mà nếu không phát hiện sớm, ta sẽ phải trả một khoản không nhỏ để sữa chữa phục hồi.


Bước 2: Điều chỉnh bộ máy (Regulation)

Bộ máy cơ học bao gồm : từ phím đàn đến một chuỗi những chuyển động dây chuyền giúp búa gõ vào dây đàn tạo ra âm thanh. Tùy thuộc vào việc đàn nhiều hay ít mà bộ máy mất đi dần độ chính xác ban đầu. Các phím đàn trở nên nặng nhẹ khác nhau ảnh hưởng rất lớn đến việc tập luyện các kĩ năng về ngón, đồng thời tạo nên sự bực dọc, không thoải mái khi người chơi không thể kiểm soát cường độ âm thanh theo ý muốn. Việc điều chỉnh bộ máy sẽ đưa độ nhạy của phím đàn trở lại đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật ban đầu của nhà sản xuất.

Bước 3: Lên dây (Tuning)

Âm thanh cao hay thấp của đàn được phát ra từ những dây cấu tạo bằng những loại thép đặ biệt. Những âm thanh này được khuyếch đại do sự cộng hưởng của mặt ván phía sau lưng đàn (sound board). Cứ sau một khoảng thời gian vài tháng sức đè nặng của dây lên mặt thùng đàn, sự dãn nở của dây thép, độ căng của dây đàn bị thay đổi. Vì thế độ cao hay thấp của dây đàn ít nhiều bị thay đổi. Đàntrên những phím có cao độ không chuẩn xác lâu ngày sẽ tạo cho người chơi một thính giác có thẩm âm lệch lạc, vô cùng tai hại. Tùy theo việc sử dụng nhiều hay ít mà ta vẫn cần phải lên dây định kỳ cho cây đàn piano của mình.

Bước 4: Điều chỉnh âm sắc (Voicing)

Những biến đổi về vật lý không đồng đều, như độ chai của nỉ búa gõ vào dây, độ mòn của nỉ phím (phím nào dùng nhiều sẽ độ sai lệch, biến dạng nhiều hơn)…tạo nên sự khác biệt về âm sắc giữa các phím đàn. Thí dụ những phím trắng được đàn nhiều hơn phím đen, lâu ngày âm sắc của những phím trắng sẽ nghe “đanh” hơn trong khi những phím đen lại nghe “ấm” hơn. Điều này tạo cho câyđàn mất đi sự thống nhất về âm sắc giữa các phìm. Việc điều chỉnh âm sắc cho thống nhất rất cần thiết để có thể tấu được những bản nhạc hay.

No comments:

Post a Comment