Sunday, June 8, 2014

Những rủi ro khi mua đàn Piano Secondhand

Đã từ lâu, đàn piano accoustic là niềm mơ ước của nhiều người, thế nhưng việc mua đàn piano acoustic không phải là một điều dễ trong khi thị trường piano thì có rất nhiều chủng loại, mẫu mã, tên thương hiệu, giá cả cho khách hàng lựa chọn. Người bán đàn piano thì muôn hình muôn vẻ, mỗi người có một kinh nghiệm bán hàng, các kiểu tư vấn, hướng dẫn khách hàng với các lý lẽ hết sức thuyết phục, người mua hàng nếu không có kinh nghiệm thường lâm vào thế trận bị “tung hỏa mù”, phải nhờ đến các “bậc cao nhân” , “tiền bối” xuống núi hóa giải thế trận. Thế nhưng, thị trường không ngừng thay đổi, nên đôi lúc, bản thân cao nhân, tiền bối cũng bị “thuốc”.


Là công ty với kinh nghịêm lâu năm trong lĩnh vực phân phối nhạc cụ, âm thanh ánh sáng chuyên nghiệp, và được đánh giá hàng đầu tại thị trường Việt Nam, chúng tôi khuyên quý khách khi lựa chọn một sản phẩm đàn piano secondhand nên chú ý những điểm sau :


1.Độ tuổi của cây đàn :
Mỗi cây đàn piano khi được sản xuất ra đều có mã số (số series ) để nhận biết độ tuổi (năm sản xuất). Để biết được điều này dựa vào số series của cây đàn và so sánh với các bảng tham chiếu (mỗi nhà sản xuất đàn sẽ có một bảng tham chiếu ) sẽ biết được số tuổi của cây đàn. Vì vậy mà khi mua đàn piano second hand bạn thường được người bán giới thiệu “ Cây đàn còn mới lắm, 7 số.(con số lên đến hàng triệu) cây kia thì cũ hơn, chỉ có 6 số! ” . Thông thường, các cây đàn secondhand tại Việt Nam có độ tuổi thường là từ 28 năm trở nên.
Ví dụ : Chào anh/chị mời anh chị vào xem đàn, chúng em có một cây còn mới lắm 7 số, từ hai triệu. điều này có nghĩa là cây đàn này có số series : 2,xxx,xxx. Nếu là đàn Yamaha thì được sản xuất trong khỏang thời gian từ 1975 đến 1979 : nghĩa là cây đàn này có độ tuổi từ 30 - 33 tuổi .!!! Liệu rằng, một cây đàn được sản xuất cách đây hơn 30 năm và đã qua sử dụng còn mới và đủ tốt để mua ????.

Việc sử dụng một cây đàn lâu năm sẽ là nguyên nhân gây ra các hỏng hóc của các bộ phận trong cây đàn, cụ thể là các bộ phận rất quan trọng sau :

·Búa đàn :

Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với dây đàn thông qua các bộ phận truyền lực từ ngón tay người chơi đàn. Khi bấm phím đàn, thông qua bộ phận truyền lực, búa đàn sẽ gõ vào dây đàn làm cho dây rung và tạo nên âm thanh, chính vì vậy, búa đàn rất quan trọng..

Các cây đàn khi sử dụng lâu năm, búa đàn sẽ bị bào mòn tại vị trí tiếp xúc giữa đầu búa và dây đàn sẽ tạo thành các rãnh, để che đi rãnh này, người thợ tân trang phải bào đi một lớp mòn nhằm che đi rãnh khuyết, tạo nên lớp nỉ mới.(bạn đừng vội mừng khi nhìn thấy một cây đàn piano secondhand có một bộ búa gõ rất mới ở đầu búa, cây đàn đó đã được “bào mòn rồi đấy!”.

Tuy nhiên, việc sử dụng lâu năm không chỉ làm cho búa có các rãnh khuyết mà còn làm cho búa bị “chai” cứng (do tác động liên tục vào dây đàn đã tạo nên sự nén giữa các lớp nỉ của búa), đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho âm thanh của cây đàn trở nên bị “chát” và chói tai. (giống như việc bạn cầm một cái búa thép gõ vào tấm sắt và một cái búa bằng gỗ gõ vào tấm sắt bạn sẽ cảm thấy được sự khác biệt giữa hai âm thanh).

Để che đi điều này, người thợ tân trang phải dùng đến kỹ thuật “châm búa” nhằm làm cho búa bớt bị “chai”, trở nên “mềm”. Cả hai việc “bào búa” và “châm búa” đòi hỏi phải là một nghệ nhân rất lành nghề và được đào tạo bài bản thực hiện. Tuy nhiên, việc làm này chỉ hạn chế và khắc phục một phần nào đó mà thôi. Hiện tại, ở Việt Nam chưa có trường lớp đào tạo chuyên sâu về sửa chữa piano và Việt Nam cũng chưa làm ra được búa đàn này, trong khi các nhà phân phối piano thì không nhập khẩu búa piano.

Người viết bài này đã từng được xem một nghệ nhân người Nhật làm công việc này. Đây quả là một công việc không hề đơn giản chút nào, đòi hỏi sự nhuần nhuyễn, tính kiên nhẫn, tập trung cao độ, tính chính xác rất cao.
·Phím đàn :

Là bộ phận trực tiếp nhận lực từ ngón tay của người chơi đàn, các cây đàn khi sử dụng lâu năm sẽ bị “rơ”, (bạn có thể hình dung việc này như là các bánh răng của một bộ máy nào đó bị bào mòn và không còn khớp với nhau nữa.). Chính độ “rơ” này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc cảm nhận tiếng đàn, độ cảm âm, và mức độ biểu cảm của âm thanh,. Thậm chí một vài kỹ thuật trong học piano không thể thực hiện được khi phím đàn bị “rơ”.

Bên cạnh đó, Độ phản xạ (độ nảy)phím cũng bị giảm đi, làm giảm tính chính xác của âm thanh. (ví dụ kỹ thuật Trill). Để biểu diễn một tác phẩm hay luyện tập một kỹ thuật piano nào đó, bạn phải dùng một lực lớn hơn bình thường vì thế độ cảm nhận âm nhạc và mức thẩm thấu âm thanh của người học đàn sẽ bị sai lệch và hạn chế. Để che đi điều này, người tân trang đàn phải mở các phím đàn ra và chỉnh bộ máy bên trong nhưng sẽ làm cho bộ máy không còn được trơn tru, “ngọt” và sẽ bị “khựng” khi chơi đàn. Thêm vào đó, người thợ sẽ thay tòan bộ phần nhựa của bề mặt phím đàn, làm cho cây đàn như còn mới và các phím bị khựng, sau khi chơi một thời gian sẽ hòan thiện ??.

Việc học trên một cây đàn piano cũ có các phím đàn bị “rơ”, bị “khựng”, độ nảy của phím không còn nhạy còn tệ hại hơn là học trên một cây đàn piano điện tử có hệ thống phím tốt)

·Dây đàn :

Các dây đàn của piano có cấu tạo là một sợi dây có lõi thép bên trong, bên ngòai được cuốn bằng một sợi dây đồng (Độ nguyên chất của dây đồng càng cao sẽ cho âm thanh càng hay).

Trải qua thời gian, lõi thép bên trong sẽ bị rỉ sét (do độ ẩm của môi trường) tại các điểm không được bao phủ bởi dây đồng (hai đầu mút của dây). Phần dây đồng bên ngòai sẽ bị đóng một lớp “teng” làm cho chất lượng âm thanh bị thay đổi, đồng thời dây bị đen ảnh hưởng đến mỹ thuật. Để che điều này, người tân trang phải chà đi lớp rỉ sét của lõi thép và “vuốt” hóa chất làm mất chất “teng” cho dây đồng được bóng trở lại (Giống như việc đánh bóng các lư đồng mà chúng ta thường thấy vào mỗi dịp tết) nhưng đây là một điều làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng âm thanh của dây đàn vì lõi thép tại hai đầu mút bị bào mòn, các lớp “teng” khi được vuốt bóng sẽ hòa cùng với hóa chất rớt vào các khe của các vòng dây đồng làm ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.

2.Xuất xứ :

Các cây đàn piano secondhand ngòai độ tuổi được liệt vào hàng ngũ “thất thập cổ lai hy” còn có một xuất xứ mới nghe sẽ làm nhiều người lấy làm thích thú và tin tưởng vào chất lượng sản phẩm “Made in Japan”. Chúng ta thường nghe người bán đàn Piano secondhand nói rằng “ anh/chị mua cây đàn này thì hòan tòan yên tâm vì nó được sản xuất và nhập khẩu từ Nhật Bản chính hiệu” và chúng ta còn được củng cố thêm về xuất xứ của cây đàn bằng các dòng chữ (hay tờ giấy cũ thường được gọi là giấy khai sinh) bằng tiếng Nhật!. Thực ra đấy chưa hẳn là niềm vui chỉ vì những cây đàn đó được gọi là “ cây đàn nội địa” (giống như vào những thập niên 90, khi nước ta còn nghèo nàn, chúng ta đã có phong trào đi mua tivi, đầu máy nội địa với giá rẻ về nhà làm lại nguồn điện từ 110V thành 220V để sử dụng) và những cây “đàn nội địa” này được làm ra để sử dụng trong nước Nhật, đa phần là trong các trường, Học Viện âm Nhạc của Nhật.

Các linh kiện, vật liệu của đàn được làm cho phù hợp với nhiệt độ, khí hậu ôn đới tại Nhật Bản, vì thế khi nhập về một nước Nhiệt đới ẩm như Việt Nam, thường phải trang bị thêm bộ phận sưởi (ống sưởi). Nhưng việc cắm ống suởi thường xuyên cho đàn sẽ ảnh hưởng đến soundboard (mặt khuyếch đại âm thanh) làm cho âm thanh của cây đàn trở nên “khô” và “đanh”.

3.Vẻ mỹ thuật :

Một trong những yếu tố khi người sử dụng chọn mua đàn piano acoustic không chỉ vì âm thanh du dương, ấm áp mà còn vì vẻ ngòai sang trọng và quý phái của cây đàn, điều này thể hiện đẳng cấp của người chủ sở hữu. Vì thế nước sơn và độ bóng của cây đàn đóng vai trò rất quan trọng. Đối với cây đàn second hand khi đã sử dụng lâu, phần nước sơn bóng bên ngòai đã bị mất, thêm vào đó là các vết trầy, vết xước, (các bộ phận : giá nhạc, nắp đậy bên trên, nắp đậy bàn phím là dễ bị ảnh hưởng nhất).
Để che các khuyết điểm này, người thợ tân trang đàn phải chà mất lớp trầy xước đi, chỗ nào bị trầy nặng quá thì phải “vá”, “đắp” lại, sau đó đánh bóng, nếu cây đàn quá cũ thì phải sơn lại, điều này sẽ làm cho cây đàn có những chỗ không đồng đều với nhau về độ bóng, màu sơn, độ phản xạ ánh sáng, (chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết điều này nếu chiếu ánh sáng vào cây đàn, nhất là ánh sáng trắng) Như vậy, vẻ mỹ thuật bên ngòai của cây đàn sẽ bị mất đi.

4. Giá cả : Một cây đàn piano secondhand thông thường sau khi được “phù phép” che đi các khuyết điểm, sẽ có giá khỏang 2,000 USD đến 2,300 USD. Trước khi quyết định mua một cây đàn secondhand với bề ngòai cũng không đến nỗi nào (vì các khuyết điểm đã được che đậy), giá lại rẻ hơn cây đàn mới khỏang 900 USD, nghe như chúng ta tiết kiệm được 900 USD. Nhưng, trước khi quyết định, hãy thử làm một bài tóan đơn giản :
900 (USD) : 30 (năm) (Độ tuổi bình quân của một cây đàn cũ) = 30 usd.
30 (USD) : 12 (Tháng) = 2,5 (usd.) = 40,250 VNĐ.
40,250 (VNĐ) : 30 (ngày) = 1,341 VNĐ.

Bỏ tiền và công sức để mua một cây đàn piano secondhand với các rủi ro phía trước mà ta không thể lường trước được để mỗi ngày tiết kiệm được 1,341 VNĐ liệu rằng có đáng ??. Hay chúng ta sẽ bỏ thêm mỗi ngày 1,341 VNĐ để có được một cây đàn mới 100% trong thùng mà không phải lo lắng về chất lượng và con em chúng ta có một cây đàn mới sử dụng mà không phải sử dụng lại của một hay nhiều người trước đó ?

No comments:

Post a Comment