Thursday, June 12, 2014

Kinh nghiệm mua đàn piano secondhand

Công việc lựa chọn đàn piano cũ thực sự là một công việc khó khăn, trước khi mua một chiếc piano cũ nào đó, bạn cần phải tìm hiểu đầy đủ các thông tin về nó. Có nhiều cách để bạn có thể tìm hiểu, trong đó việc hỏi người bán hàng là 1 cách dễ dàng nhất. Các thông tin cần tìm hiểu như: thông tin thương hiệu như Yamaha, Kawai, Rolex, Victor…hay bất kì 1 thương hiệu nào khác, năm sản xuất và số serial của đàn Piano.

 

Đặc điểm lựa chọn đàn piano secondhand.
1.Không nên lệ thuộc vào số seri trên đàn piano secondhand:
Có nhiều khách hàng nói: - Piano sản xuất vào năm nào? Số seri không mới!
Đây là một sai lầm lớn!
Ví dụ, trong lĩnh vực xe hơi, xe cũ của hãng taxi chẳng hạn, cho dù đời sản xuất còn mới, nhưng tần suất đã chạy thì bằng gấp từ 5 đến 20 lần xe cũ bình thường chạy.
Không lẽ chúng ta lại đi mua xe hơi cũ bằng độ mới của năm?
Piano cũng thế, cây Piano mà người chuyên nghiệp đánh, cây Piano sử dụng ở trường nhạc, cây Piano mà người sinh viên đánh thì mau hao mòn hơn, bởi vì đến lúc đàn sắp hư nhiều rồi, nên mua mới đổi cũ, người ta thu lại,và thế là xuất hiện đàn cũ
Hơn nữa, nếu là những cây Piano của các hãng sản xuất hàng loạt như tôi đã trình bày ở trên về việc xử lý hóa, giảm giá thành thì mau hư hơn. Còn những cây Piano sản xuất trước đây được 35-40 năm tính tới thời điểm hiện tại có nguyên liệu gỗ rất tốt, âm sắc hay, và giữ được lâu dài. (Chẳng hạn như đàn Piano hiệu Yamaha có thể giữ hơn 200 năm, cây đàn 50 năm vẫn còn là mới nên giá khá mắc so với các thương hiệu khác)


2.Tình trạng búa đàn piano secondhand:
Búa đàn làm bằng lông cừu có hình quả trứng đánh vào dây làm phát ra âm thanh. Búa đàn là bộ phận cực kỳ quan trọng. Búa sử dụng nhiều thì ở đầu búa sẽ in sâu vết hằn của dây đàn do búa tiếp xúc với dây quá nhều. Người ta phải mài búa (Filring – dùng giấy nhám mài búa cho tròn lại hình quả trứng) và chỉnh búa về hình dạng nguyên thủy. Trong khi đó, nếu búa đã phải mài nhiều lần trong quá khứ thì độ lớn búa bị thu nhỏ lại. Ta có thể nhận thấy được. Dấu tích của dây đàn ăn sâu vào đầu búa trở thành đường rãnh,. Có tiệm Piano cứ để búa nguyên như thế mà bán, tốt hơn không nên chọn tiệm này (đây là tiệm thiếu kỹ thuật và kiến thức về Piano)

3.Dây đàn và trục lên dây (tuning pin) trên đàn piano secondhand:
Dây đàn được quấn chặt vào trục (pin) nên người ta gọi đó là tuning pin. Đúng với tên của nó, khi lên dây (chỉnh âm thanh đúng độ cao) thì xoay trục này bằng dụng cụ chỉnh dây cho cường độ âm thanh đúng.

4.Bảng phát âm (sound-board) và trụ chống của đàn piano secondhand:
Việc xem mặt sau của Piano rất cần thiết. Bản phát âm vì trải qua nhiều năm nên thường chuyển thành màu đỏ. Đàn cũ thì không cần phải xem màu, mà nên xem có rạn nứt hay không.
Rạn nứt là vết thương quan trọng của bản phát âm, làm âm thanh không thể vang được. Trụ chống làm bằng gỗ vững chắc, ta nên xem có bị mốc bám không.

5.Bàn phím đàn piano secondhand:
Nắm bàn phím bằng ngón trỏ và ngón cái, lắc qua phải qua trái, chuyển động một đôi chút là bình thường. Trường hợp chuyển động thành cụm nhiều là do nỉ (nỉ ngăn chặn tạp âm) ở dưới mặt bàn phím đã mòn và cần phải được thay dán mới lại.
Nỉ giảm âm thanh: Trường hợp đàn Upright, khi đạp pedal giữa thì miếng dạ giảm âm thanh sẽ được kéo xuống vào khoảng cách giữa búa và dây. Cái dạ này có chức năng giảm âm. Ở đàn cũ xưa thì nỉ này chuyển màu hơi đỏ và hơi cứng.
Một số tiệm bán đàn có lương tâm họ thay bằng nỉ mới trắng toát.
Có thể mở nắp trên của đàn sẽ thấy ngay.

6.Âm sắc và cảm nhận phím đàn piano secondhand:
Điều này cũng giống như tôi đã nói ở đàn mới.
Các bạn hãy lựa chọn âm thanh theo ý thích của mình.

No comments:

Post a Comment