Thursday, June 5, 2014

Cách chọn đàn Piano cũ không bị hớ

Cách chọn đàn piano cũ không bị hớ. Mãi lực đàn piano cũ tăng cao do nhiều phụ huynh có nhu cầu mua cho con học đàn dịp hè. Tuy nhiên, nếu không biết cách chọn, người mua có thể bị "hớ" to. Theo anh Phó Khánh Hoa - người có hơn 30 năm theo nghề sửa đàn, người đi chọn mua đàn cũ phải là người biết chơi đàn. Cách chọn như sau:




- Bước đầu: nhìn từ trong ra ngoài, cho ánh sáng chiếu vào để xem nước sơn có đều hay không.
- Bước hai: mở nắp đàn ra kiểm tra kỹ các bộ phận bên trong. Máy phải còn mới khoảng 60-70% trở lên (không nên mua những cây đàn được sản xuất trước năm 1980). Dây đàn không được quá chùng. Phím đàn không quá sờn màu, không bị rạn nứt. Nỉ đàn không quá mòn.
Cần lựa chọn thật kỹ khi mua đàn cũ
- Bước ba: ngồi vào đánh thử để kiểm tra âm thanh có đạt chuẩn hay không. Nếu tiếng đàn có xen lẫn tiếng "chạp, chạp" là dấu hiệu cho thấy phím đàn đã hoặc sắp hỏng.
- Cuối cùng: kiểm tra giá bán. Giá một cây đàn cũ được xem là dùng được hiện khoảng 15 triệu đồng, nếu mua với mức giá cao hơn nhiều, có thể người mua đã bị "hớ". Tuy nhiên, nếu một cây đàn có giá quá rẻ, khoảng 7-10 triệu đồng thì người mua cũng cần xem xét kỹ, coi chừng mua nhầm đàn đã rất cũ, sửa chữa nhiều lần, chất lượng không còn tốt.

Các bước chọn đàn piano secondhand 1 cách bài bản – có hiệu quả!!!
Chào thân ái tất cả các bạn gần xa, tất cả những ai có niềm đam mê âm nhạc, những bạn đang có ý định hoặc ước muốn mua được một cây đàn piano secondhand. Hôm nay, mình muốn chia sẻ và đóng góp cũng như chưng cầu thêm ý kiến, những kiến thức hay hơn từ các bạn về cách chọn một cây đàn piano đã qua sử dụng, còn được gọi là piano secondhand.
Theo những gì mình đã được học, được đọc, được hiểu và biết qua những tìm kiếm trên các phương tiện truyền thông đại chúng, những chỉ dạy của các vị bậc tiền bối thì một quá trình bài bản chọn đàn nên theo từng bước cẩn thận như sau:

Bước 1: Nhìn từ bên trong ra ngoài cây đàn piano, bạn nên đi xem đàn vào buổi sáng, để cho ánh sáng chiếu vào, và bằng cách nhìn nghiêng, bạn có thể biết được màu sơn của đàn có đều hay chỗ mờ chỗ đậm. Nếu một cây đàn piano secondhand đã qua chau chuốt lại trước khi đem show bán, thì màu sơn của nó chắc chắn mới, nhưng có lẽ sẽ không được đều và độ bền theo thời gian sẽ bị rút ngắn. Bạn nên cẩn thận chọn một cây đàn piano cũ không cần quá sáng bóng, chỉ cần mới khoảng 90%, màu sơn còn zin và nước sơn đều. Đó mới chính là vẻ bề ngoài của cây đàn bạn đang cần tìm.

Bước 2: Tiếp tục kiểm tra sâu bên trong cây đàn piano cũ, mở nắp và xem xét tỉ mỉ, cẩn thận từng chi tiết. Nếu bạn không biết cách mở nắp, bạn có thể và có quyền nhờ người phụ trách bán hàng mở dùm bạn. Kế đến, bạn phải nhìn thấy trước mắt là 1 bộ máy còn mới từ khoảng 60-70% trở lên (không nên mua những cây đàn đã có mặt từ trước những năm 1970). Bộ máy gồm búa đàn, dây đàn, tấm nỉ và phím đàn. Dây đàn không được quá chùng. Phím đàn không quá sờn màu, không được rạn nứt, nỉ đàn không quá mòn. Bước 2 là bước rất quan trọng khi chọn một cây đàn piano secondhand Bạn nên rất cẩn thận nhé!

Bước 3: Cuối cùng: kiểm tra giá bán. Giá một cây đàn piano cũ được xem là dùng được hiện khoảng 15 triệu đồng, nếu mua với mức giá cao hơn nhiều, có thể bạn đã bị “hớ”. Thường thì giá đàn người ta cũng đã qua rất nhiều khâu mới niêm yết giá đó. Chẳng hạn, đàn đã có từ năm 1970 nhưng còn mới 90% và chất lượng không kém cây đàn có từ năm 1980 thì giá của nó có thể ngang với cây được sản xuất từ 1980 (đã qua sử dụng nhiều lần). Tuy nhiên, nếu một cây đàn có giá quá rẻ, khoảng 7-10 triệu đồng thì người mua cũng cần xem xét kỹ, coi chừng mua nhầm đàn đã rất cũ, sửa chữa nhiều lần, chất lượng không còn tốt.
Trên đây là tất cả kinh nghiệm mình có được từ các vị tiền bối (trên mạng và ngoài đời) về lĩnh vực chọn đàn piano secondhand, xin chia sẻ với các bạn. rất mong được những confirm và những lời qua tiếng lại về những cây đàn piano secondhand. Mình rất mong được học hỏi 2 chiều từ mọi người nhiều hơn nữa. Cám ơn đã ghé mắt bài viết của mình, chân thành cảm ơn và hẹn những buổi trao đổi thú vị.

No comments:

Post a Comment